Địa chỉ: Ngọc Lâm - Hoàng Thanh
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Một số gợi ý nhằm thực hiện hiệu quả Bước 1 trong Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học

Sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học đã đem lại khá nhiều hiệu quả trong đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học ở từng đơn vị. Nhưng qua thực tiễn do nhiều nguyên nhân không ít buổi sinh hoạt chuyên môn lại mang tính hình thức chưa thực hiện đầy đủ các bước, đặc biệt có hiện tượng bỏ qua bước 1 "Xây dựng kế hoạch bài học" làm giải hiệu quả sinh hoạt chuyên môn. Để khắc phục thực trạng đó tôi nêu một số gợi ý như sau.

Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học gồm 4 bước:

Bước 1: Xây dựng kế hoạch bài học minh họa

Bước 2: Tổ chức dạy học minh họa và dự giờ

Bước 3. Phân tích bài học

Bước 4. Vận dụng vào bài học hàng ngày

Để thực hiện hiệu quả Bước 1 trong Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, chúng ta cùng tham khảo một số gợi ý dưới đây:

Bài dạy minh họa được giáo viên đăng ký tiết dạy minh họa chuẩn bị. Giáo viên chủ động trong việc chuẩn bị nội dung bài dạy, không lệ thuộc vào quy trình, các bước trong sách giáo khoa hay sách giáo viên. Giáo viên có thể điều chỉnh mục tiêu bài học, thay đổi nội dung, ngữ liệu trong sách giáo khoa, điều chỉnh thời lượng, lựa chọn các phương pháp, đồ dùng dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh.

Giáo viên chuẩn bị bài dạy minh họa trao đổi ý tưởng, nội dung bài dạy của mình với các đồng nghiệp trong tổ chuyên môn để nâng cao chất lượng tiết dạy minh họa.

- Xác định xem đây là loại bài học gì? (bài kiến thức mới hay ôn tập, luyện tập,...);

- Giới thiệu bài học này như thế nào? (trực tiếp hay gián tiếp? làm thế nào để vào bài học tự nhiên). Có nên sử dụng tình huống có vấn đề để giới thiệu bài học này không? (nếu có thì tình huống như thế nào? dự kiến cách giải quyết vấn đề đó ra sao?);

- Sử dụng các phương pháp và các phương tiện dạy học thế nào cho đạt hiệu quả?

- Bài học gồm những nội dung kiến thức nào? Tổ chức những hoạt động dạy học nào tương ứng? Giáo viên sử dụng những câu hỏi nào để thúc đẩy khả năng tư duy sáng tạo của học sinh?

- Lựa chọn hình thức tổ chức lớp học như thế nào cho phù hợp? Những phương pháp dạy học nào được vận dụng ở đây? Lời nói, hành động, thao tác cụ thể của giáo viên là gì?

- Trình bày bảng những nội dung nào?

- Tích hợp nội dung giáo dục liên quan nào cho phù hợp, điều đó tác động thế nào đến việc học của học sinh?

- Những thuận lợi, khó khăn nào của học sinh khi tham gia các hoạt động học tập? (dự kiến các tình huống xảy ra và cách xử lý).

- Nên kết thúc bài học như thế nào?

- Đánh giá kết quả học tập của học sinh qua tiết học bằng cách nào? 

Sau khi kết thúc cuộc trao đổi thảo luận với các đồng nghiệp trong tổ chuyên môn, giáo viên dạy minh họa sẽ phát triển và hoàn thiện giáo án bài học. Giáo viên dạy minh họa cần tự quyết định mục tiêu bài học, lựa chọn nội dung, thiết bị dạy học, kết cấu và tiến trình bài học, phân tích và tiếp thu các ý kiến góp ý, chỉnh sửa nếu thấy cần thiết.

Lưu ý: Giáo viên dạy minh họa không dạy trước nội dung để tạo hứng thú học tập cho học sinh và để các giáo viên dự giờ quan sát được tình huống, hoạt động học tập có thật trong giờ dạy.

                                                    Nguyễn Văn Hồ – Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Mai Trung số 1

 


Tác giả: CM- TH Mai Trung số 1
Tổng số điểm của bài viết là: 594 trong 124 đánh giá
Click để đánh giá bài viết